Hibiscus là gì?
Hibiscus là một chi lớn có khoảng 300 loài hoa. Do được ứng dụng rộng rãi trong ẩm thực, pha chế và tăng cường sức khỏe con người; Hibiscus đã trở thành tên ngắn gọn của một loài hoa có tên khoa học là Hibiscus Sabdariffa. Trong các món ăn, đồ uống tại các nước phương Tây; khi họ nói đến Hibiscus tức là nói đến loại cụ thể là Hibiscus Sabdariffa này. Tại Việt Nam, Hibiscus trong dân gian được biết đến với rất nhiều cái tên khác nhau như: hồng hoa, atiso đỏ, bụp giấm, bụp chua, rền chua, rau chua. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về tên của Hibiscus tại bài viết “Những tên gọi khác nhau của Hibiscus” do Trao biên soạn và tổng hợp.
Trên website, các tài liệu quảng cáo và các nội dung được đề cập ở dưới; Trao thường sử dụng cái tên Hibiscus (mặc dù rất khó nhớ) cho loài Hibiscus Sabdariffa.
Tại sao tại Việt Nam tên Hibiscus lại được gọi là ‘Hồng hoa’?
Hồng hoa là tên tại Việt Nam mà nhà khoa học Mai Thị Tấn đã trìu mến đặt cho cây (Nhà khoa học Mai Thị Tấn là người ‘mẹ đỡ đầu’ – người đã mang hoa Hibiscus về Việt Nam). Về mặt hình thức, đài quả Hibiscus trông giống một nụ hoa hồng sắp nở. Mặt khác, tên thương mại của Hibiscus Sabdariffa là Roselle (có gốc là từ ‘rose’ – có nghĩa là ‘hoa hồng’ trong tiếng Anh). Từ đó, cái tên hồng hoa đã được ra đời và được sử dụng một cách đầy thân thuộc trong dân gian.
Hibiscus được trồng ở đâu?
Giống cây Hibiscus được bắt nguồn từ Trung Mỹ, Bắc Phi. Đây là loài cây được trồng trong khí hậu nhiệt đới và có sức sống mãnh liệt. Tại Việt Nam, bắt đầu từ 100 hạt giống đầu tiên, Trao đã nhân giống và chọn lọc để tạo ra những giống hoa tốt nhất. Và từ đó, Thảo Mộc cũng là đơn vị đưa hạt giống và phương pháp trồng cây Hibiscus tới cho người nông dân trên nhiều vùng miền khắp cả nước (như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Hòa Bình, Mộc Châu, Sơn La, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên bái, Lạng Sơn, Đắc Lắc, Đà Lạt, Vũng Tàu …).
Sau khi Hibiscus được Thảo Mộc chia sẻ hạt giống và phương pháp trồng cho bà con nông dân, đài quả tươi Hibiscus đã được bán rất nhiều ở rất nhiều khu chợ trên khắp cả nước. Các bà các mẹ vẫn thường mua đài quả tươi Hibiscus về để ngâm lấy nước siro và làm mứt cho cả gia đình ăn mỗi dịp tết đến xuân về. Và cũng từ đó, thảo dược Hibiscus đã đến được gần hơn với đời sống của mỗi người dân Việt Nam.
Cây Hibiscus được trồng như thế nào?
Cây bắt đầu được trồng vào tháng 4, tháng 5 và thậm chí tới tháng 6. Tháng 9 thì bắt đầu ra hoa. Tới cuối tháng 9, tháng 10 bắt đầu thu hoạch. Một năm thu hoạch được một vụ. Vùng khí hậu nhiệt đới là cây phát triển tốt nhất. Chăm sóc cây có quy trình như sau: Đầu tiên ta bót lót = phân chuồng hoặc Lân + Kali. Trồng được 2, 3 tháng cây cao 80 – 100 cm thì bón thúc Lân + kali. Khi cây có nụ thì bón phân lân quanh gốc.
Cây Hibiscus cũng là một loài có tính kháng thể rất cao và hoàn toàn không có sâu bệnh nên không phải sử dụng thuốc trừ sâu. Mỗi lần đến đến nhà máy chơi, chúng tôi đều hái lá Hibiscus ăn tại vườn (để tận hưởng vị chua tươi ngon) và ai cũng hái một ít để mang về nhà nấu canh kho cá. Ở nước ngoài, hoa Hibiscus còn được bán ngoài chợ như là một loại rau ăn hàng ngày cho các gia đình.
Nếu muốn trồng cây Hibiscus vào những tháng khác trong năm (ngoài tháng 4, tháng 5 và tháng 6) thì có được không?
Đây là câu hỏi mà Trao rất thường gặp đối với những người yêu cây Hibiscus, hay muốn trồng cây Hibiscus. Theo như các thí nghiệm trong quá trình trồng cây của Thảo Mộc thì Hibiscus có thể trồng được vào bất kỳ thời điểm nào trong năm và đều có thể nảy mầm và sống khỏe mạnh. Và thời điểm trồng có là tháng mấy thì theo đồng hồ sinh học tháng 9 cây sẽ bắt đầu ra hoa.
Tuy nhiên, để cây sống khỏe nhất, ra hoa mọng nhất và có giá trị kinh tế cao nhất; Trao khuyên người yêu hoa nên trồng cây vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 6. Nếu trồng trước thời gian trên thì sẽ gây tốn thời gian và diện tích trồng cây, trong khi hiệu quả và năng suất không hề tăng. Còn nếu trồng sau thời gian trên thì hoa nở sẽ bị còi cọc, không mọng, năng suất thấp.
Theo Trao Group