Tiểu đường: Nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị

Tiểu đường là căn bệnh mang tới những hiểm họa khôn lường và âm thầm diễn biến trong cơ thể. Tiểu đường là một nguy cơ đối với bất cứ ai. Chính vì thế, nếu bạn chủ quan, bạn sẽ có khả năng có nguy cơ mắc phải.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là bệnh trạng khi lượng đường trong máu (Glucose) quá cao. Glucose trong cơ thể được coi là nguồn năng lượng chính. Tuy nhiên khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây phá hủy các tế bào chính.

tieu duong

Thức ăn được tiêu hóa sẽ chuyển sang các dạng chất béo, protein hoặc carbonhydrate. Thức ăn gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu còn được gọi là carbonhydrate. Carbonhydrates sau khi tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành đường Glucose. Một số loại thức ăn carbonhydrate như bánh mì, cơm, khoai tây, ngô, trái cây và sữa.

Tuyến tụy, một bộ phận nằm phía sau dạ dày sẽ tiết ra một loại hoocmon là Insulin sẽ đi vào máu. Insullin cho phép đường glucose di chuyển từ máu đi vào các tế bào của cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng. Chúng ta sử dụng năng lượng đó hàng ngày để đi lại, nói chuyện, tư duy và nhiều hoạt động khác.

Bệnh đái tháo đường xuất hiện khi cơ thể không có insulin hay thiếu insulin hoặc insulin được tiết ra không hoạt động đúng chức năng chuyển glucose ra khỏi máu.

Hiện tại chưa có thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường.

2. Các loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia ra làm 2 loại là tuýp 1 và tuýp 2.

– Tiểu đường túyp 1: Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Ở Mỹ, tiểu đường tuýp 1 chiếm 5 – 10% tổng số người bị tiểu đường.

Ở tuýp 1, hệ thống miễn dịch phá hủy những tế bào sản sinh ra insulin. Kết quả là tuyến tụy ko sản xuất được Insulin.

Sự phát triển của tiểu đường tuýp 1 KHÔNG liên quan đến lối sống như ăn quá nhiều đường, không tập thể dục hay béo phì.

– Tiểu đường tuýp 2: Xảy ra nhiều hơn, chiếm khoảng 90 – 95% tổng số người bị tiểu đường. Thường xuấ hiện ở người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng được phát hiện thấy ở những người trẻ tuổi, và thậm chí là trẻ em.

Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân chính khiến bệnh này tăng lên ở tuổi vị thành niên. Ít vận động và lựa chọn thức ăn không phù hợp sẽ dẫn đến tăng cân – béo phì. Việc này làm cản trở cơ thể sử dụng insulin đúng cách , khiến lượng đường trong máu tăng. Tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm.

Tiểu đường tuýp 2 có tính di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh này có thể ngăn ngừa bằng việc có lối sống lành mạnh như tăng cường vận động, ăn các loại thức ản tốt cho sức khỏe và giảm cân. Vì vậy việc nhận thức nguy cơ mắc bệnh này rất quan trọng.

3. Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường

Nếu bạn 1 vài biểu hiện trong các biểu hiện sau, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu:

nam-lim-xanh-chua-benh-tieu-duong

Ở bệnh tiểu đường túyp 1, các biểu hiện xảy ra với tần suất khá nhanh. Tuy nhiên, ở bệnh tiểu đường tuýp 2, các biểu hiện xẩy ra âm thầm hơn và khó nhận biết thấy.

4. Phương pháp trị bệnh tiểu đường

Hiện nay, chưa có cách nào chữa khỏi tiểu đường. Tuy nhiên có nhiều cách giúp bạn có thể kiểm soát được căn bệnh này. Những phương pháp trị bệnh tiểu đường được thiết kế để giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu là chìa khóa để giảm thiểu những diễn biến phức tạp của bệnh.

–       Đối với Tuýp 1: Với tuýp 1, cơ thể cần có insulin. Vì vậy cách điều trị là cần tiêm bổ sung insulin để thay thế cho lượng insulin còn thiếu trong cơ thể. Bạn cần học cách cân bằng lượng insulin với việc tập thể dục và chọn loại thức ăn phù hợp. Ngoài ra cũng cần phải có lối sống lành mạnh và chú ý theo dõi đều đặn, thường xuyên lượng đường trong máu để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

–        Đối với Tuýp 2: Với tuýp 2, phương pháp điều trị rất đa dạng, phụ thuộc vào lượng đường trong máu. Việc duy trì lượng đường trong máu phù hợp càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn tránh các biến chứng.  Rất nhiều bệnh nhân được tư vấn phải thay đổi lối sống khỏe mạnh hơn và giảm cân. Việc điều trị bắt đầu bằng việc thay đổi các loại thức ăn và thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên tiều đường là bệnh nặng dần lên và lâu dần có thể sẽ cần dùng đến thuốc uống hoặc insulin.

anh-huong-cua-tieu-duong
cach-kiem-soat-tieu-duong

5. Hibiscus – Loài thảo mộc chữa bệnh tiểu đường

Béo phì khiến lượng Cholesterol tăng cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Chính vì vậy, một trong những cách chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là làm giảm lượng choresterol. Nghiên cứu trên động vật (được  thực hiện bởi những nhà nghiên cứu từ trường Đại học Y khoa Chung Shan – Đài Loan) đã chứng minh rằng những chất chống oxy hóa trong Hibiscus sẽ giúp giảm cholesterol. Hibiscus giúp bảo vệ thành mạch và cân bằng lượng cholesterol. Năm 2009, các nhà nghiên cứu của tờ báo Liệu pháp thay đổi và bổ sung (Journal of Alternative and Complementary Medicine) đã làm nghiên cứu dựa trên 60 người bị mắc bệnh tiểu đường. 60 bệnh nhân này được uống trà Hibiscus 2 lần 1 tuần trong vòng 1 tháng. Nhìn vào kết quả của 53 người hoàn thành nghiên cứu, các nhà khoa học tìm ra rằng những người thuộc nhóm sử dụng Hibiscus tăng lượng HDL – Choresterol tốt và giảm đáng kể lượng Choresterol xấu LDL.

Thảo mộc hỗ trợ tiểu đường

Sản phẩm trà nhúng Hibiscus giá: 52.000đ/1 hộp

Đài quả khô hỗ trợ tiểu đường

Sản phẩm đài quả khô Hibiscus 55g giá 38.000đ/hộp

Chính vì vậy, bên cạnh sự phát triển ồ ạt của rất nhiều loại thuốc tây y hiện nay thì việc sử dụng Hibiscus, chiết xuất từ thiên nhiên được xem là một phương pháp khá hiệu quả, tiết kiệm chi phí lại không gây độc hại. Có thể nói Hibiscus được xem như loài thảo mộc giúp người bị bệnh đái tháo đường kiểm soát và cải thiện được bệnh của mình. 

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm từ Hibiscus tại đây.

Trao group

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *